Đồng hồ cổ điển vẫn giữ được giá trị trong thời đại hiện nay
Lịch sử ra đời của đồng hồ cơ bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỷ thứ 13. Thời điểm này, tiếng Latin được coi là ngôn ngữ chính thức của công giáo và người ta vẫn sử dụng chữ số La Mã trong toán học. Hầu hết các nhà thờ tại châu Âu đều được treo 1 chiếc đồng hồ cổ lớn với các chữ số La Mã làm tượng trưng cho thời gian trên mặt đồng hồ.
Đồng hồ cổ điển với mặt số bằng chữ La Mã
Trải qua hơn 800 năm lịch sử có nhiều thăng trầm, đổi thay nhưng vật biểu tượng cho thời gian là những chiếc đồng hồ cổ vẫn là những vật phụ kiện đắt giá được nhiều người ưa chuộng. Với những thiết kế phức tạp đầy tỉ mỉ và tinh tế từ những bộ phận nhỏ nhất, mỗi chiếc đồng hồ là kiệt tác từ bàn tay và trí tuệ, tâm huyết của người thợ thủ công xa xưa.
Đây có lẽ là cái hồn mà công nghệ và sự tiện lợi của hiện tại không thể nào tước đi vị thế của những chiếc đồng hồ cơ cổ điển.
Thêm vào đó, nếu nhìn vào mặt đồng hồ cổ với các chữ La Mã ký hiệu giờ rất nhiều người đều có chung một thắc mắc “Tại sao số 4 lại được ký hiệu là IIII chứ không phải là IV theo quy định về số La Mã được học”. Ẩn sau chi tiết thú vị này là rất nhiều câu chuyện riêng và có cách giải thích rất riêng về ý nghĩa số La Mã trên đồng hồ.
Dựa theo lịch sử
Trong làng nghệ nhân chế tác đồng hồ tương truyền một câu chuyện ở Pháp vào giai đoạn 1638 đến 1715 kể rằng: vua Louis sau khi được các nghệ nhân dâng lên chiếc đồng hồ với kí hiệu các số La Mã, ngài đã không hài lòng với kí hiệu chỉ 4 giờ là IV như nguyên bản. Do đó, ngài đã yêu cầu sửa lại thành IIII. Mặc cho các nghệ nhân bày tỏ ý kiến của mình để giữ nguyên con số IV nhưng vẫn không nhận được sự chấp thuận của nhà vua nên đã phải sửa thành số IIII. Và từ đó đến thế kỉ 19, tất cả các số 4 La Mã trên mặt đồng hồ đều được ký hiệu là IIII.
Mang ý nghĩa về lịch sử
Dựa theo thần thoại
Thần thoại La Mã kể rằng, vị thần tối cao của thành Rome hồi đó là thần Jupiter - vị thần của bầu trời. Khi đó, sấm sét là vua của các vị thần La Mã cổ đại. Theo tiếng Latin, tên của thần Jupiter được viết là IVPITER. Vì vậy, bất cứ người La Mã nào cũng sẽ cảm thấy do dự khi động chạm đến tên thần tối cao của họ khi khắc lên đồng hồ mặt trời, sẽ khiến họ bị gặp rắc rối với các vị thần. Đây là lý do vì sao con số IIII dù bất tiện hơn những được ưu tiên sử dụng thay cho số IV từ thời của đồng hồ mặt trời đến khi xuất hiện cả đồng hồ cơ sau này. Vậy ý nghĩa số La Mã trên đồng hồ tiếp theo chính là sự tôn vinh của con người với gắn với thần thoại linh thiêng.
Mang ý nghĩa về thần thoại Rome
Dựa theo tính đối xứng của hình học
Nhìn vào mặt đồng hồ, nếu chia nó thành hai nửa với ký hiệu IIII thì ta sẽ có mỗi bên gồm 14 ký tự. Thêm vào đó, ký hiệu số 4 mà thông thường chúng ta biết là IV rất dễ nhầm với số VI, do đó ký hiệu IIII sẽ hạn chế các sai sót.
Rõ ràng, với biểu tượng của sự chính xác trong thời gian thì việc sử dụng kí hiệu IIII giúp cân bằng tỉ lệ các phần trên mặt đồng hồ đến sự hoàn hảo gần nhất.
Như vậy, ngoài những giá trị vật chất định giá cho mỗi chiếc đồng hồ cổ điển được nhiều nhiều ưa chuộng và săn đón thì những giá trị tinh thần ẩn sau ý nghĩa số La Mã trên đồng hồ cũng chính là điểm đặc sắc, đặc trưng cho dòng sản phẩm này. Lựa chọn mua hàng ngay tại website jpwatch.vn để sở hữu những sản phẩm chất lượng và thời thượng nhất bạn nhé!