Chân kính là một bộ phận của đồng hồ, không chỉ có tác dụng trang trí cho đồng hồ đẹp hơn mà còn giúp giảm ma sát ở các chuyển động và tăng độ bền. Vậy chân kính ở đồng hồ là gì, có tác dụng gì và gồm những loại chân kính nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Chân kính đồng hồ hay còn gọi là Jewel, là một bộ phận có màu hồng đỏ bóng bẩy, trong suốt và thường có mặt trong các bộ máy của đồng hồ. Chân kính đồng hồ thông thường được làm từ các loại ngọc, đá quý… nên có tính trang trí và tăng giá trị của đồng hồ. Không những thế, bộ phận này còn ra đời với sứ mệnh làm tăng độ bền và độ chính xác cho chiếc đồng hồ.
Chân kính là một bộ phận trên chiếc đồng hồ, được làm từ đá quý và có tác dụng làm tăng độ bền và sự chính xác cho đồng hồ
Thông thường, để giảm ma sát trong khi chuyển động, các trục bánh răng sẽ được lắp một miếng đá đỏ, đá lam hoặc đá thạch lựu. Bộ phận này chính là chân kính và chân kính càng nhiều thì độ ma sát càng nhỏ, qua đó độ chính xác của đồng hồ càng cao.
>>> Orient Sun and Moon là dòng đồng hồ cao cấp có bộ phận chân kính. Click để xem hàng chục mẫu Sun and Moon mới nhất của chúng tôi
Hiện nay, có khá nhiều loại vật liệu được sử dụng để tạo ra chân kính. Trong đó có thể kể đến như: Kim cương, đá quý, đá sapphire, ngọc thạch lựu, ruby, thạch anh… Những vật liệu này có độ mài mòn thấp, độ cứng cao và trơn trượt khi tiếp xúc lẫn nhau. Chính vì sự đắt đỏ này mà các loại vật liệu này chỉ xuất hiện ở các mẫu đồng hồ đắt tiền.
Chân kính của đồng hồ được làm từ các loại đá quý nên bộ phận này thường chỉ xuất hiện ở những chiếc đồng hồ đắt tiền
Để các loại vật liệu quý như ngọc, đá quý… dùng để làm chân kính đồng hồ thì chúng cần phải trải qua quá trình: Tiện, cắt, gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét phần trũng… Và qua những quá trình này thì chân kính đồng hồ gồm có các loại khác nhau như:
Chân kính đồng hồ có lỗ xuyên tâm: Chân kính này có hình tròn, hơi dẹt và ở giữa có khoan 1 lỗ nhỏ. Thông thường, với loại chân kính này sẽ được dùng để gắn vào trục bánh răng xoay với vận tốc nhỏ.
Chân kính tròn không có hỗ xuyên tâm: Đây là chân kính mũ với hình dáng tròn, dẹt không có khoan lỗ xuyên tâm hoặc không có lỗ. Với loại chân kính này đòi hỏi cao độ sai số bởi nó dùng để gắn vào 2 đầu của trục quay.
Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật: Là loại chân kính có hình dáng hình viên gạch và được dùng để gắn vào những điểm bị tác động hay va đập nằm theo chiều ngang.
Chân kính dạng con lăn: Đây là loại chân kính có hình trụ và chỉ gắn duy nhất trên bánh lắc ngay điểm bị tác động va đập kiểu trượt.
Chân kính bảo vệ sốc: Đây là loại chân kính không có hình dang cụ thể và thường được dùng để ngăn chặn tránh cho các chân kính cần bảo vệ bị vỡ trong khi đồng hồ bị chấn động mạnh.
>>> Xem thêm hơn 800 mẫu đồng hồ đeo tay nữ trong đó có rất nhiều mẫu cao cấp sở hữu bộ phận chân kính cực đẹp của JPWatch
Chân kính đồng hồ có nhiều loại khác nhau và với mối chiếc đồng hồ sẽ có nhiều hay ít các chân kính khác nhau. Trong đó, chân kính đồng hồ sẽ có những tác dụng như dưới đây.
Khi bộ máy cơ học vận hành thì điều không thể tránh khỏi chính là sự ma sát và ở mỗi thời điểm khác nhau thì độ ma sát cũng khác nhau, không nằm trong sự tính toán của nhà sản xuất. Chính vì vậy, với sự góp mặt của các chân kính bởi những viên đá có độ cứng cao và tỉ lệ mài mòn thấp sẽ giải quyết vấn đề này.
Không chỉ giúp giảm ma sát để tăng độ chính xác cho đồng hồ, chân kính đồng hồ còn giúp tăng độ bền cho máy, từ đó kéo dài tuổi thọ của đồng hồ.
Một chiếc đồng hồ ra đời không chỉ đơn giản là dùng để xem giờ mà nó còn một món trang sức thể hiện phong cách của người đeo. Chính những chân kính này sẽ giúp nâng tầm chiếc đồng hồ về cả giá trị hình thức và giá trị vật chất.
Thực tế cho thấy, chân kính đồng hồ mang lại nhiều tác dụng khác nhau cũng như giá trị cho chiếc đồng hồ của bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả đồng hồ chân kính đều đắt đỏ, bởi nếu sử dụng chân kính từ đá quý thì sẽ đắt nhưng nếu từ các vật liệu thông thường thì sẽ không quá đắt.
Hiện nay có rất nhiều hãng đồng hồ có chân kính khác nhau và trong đó có thể kể đến như: Đồng hồ Casio, đồng hồ Seiko, đồng hồ Orient, đồng hồ Olym Pianus… Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.
>>> Tham khảo ngay hơn 1000 mẫu đồng hồ đeo tay nam cực chính xác với phần chân kính cao cấp của JPWatch
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây các bạn đã biết chân kính đồng hồ là gì? Đồng thời qua đó cũng hiểu được những tác dụng của bộ phận này cũng như những loại chân kính thường được sử dụng. Và nếu bạn đang muốn tìm mua loại đồng hồ có bộ phận này thì có rất nhiều hãng để lựa chọn. Với chi phí không quá cao nhưng vẫn có thể sở hữu cho mình chiếc đồng hồ đẹp.